Takeshi  Nozawa, DDS

  • Nha sĩ hành nghề tư nhân, Niigata, Nhật Bản
  • Hiroaki Enomoto, DDS
  • Chuyên gia, Trung tâm Cấy ghép răng miệng- Bệnh viện Niigata – Đại học Nha khoa Nippon Nhật Bản.

Shunzo  Tsurumaki, CDT

  • Bệnh viện Niigata, Nhật Bản
  • Koichi Ito, DDS, MSD, PhD
  • Trưởng khoa, Giáo sư Bộ môn Nha chu, khoa Nha trường Đại Học Nihon, Tokyo, Nhật Bản.

ty-le-sinh-hoc-implant1

Lời nói đầuty-le-sinh-hoc-implant2

Trong những năm trở lại đây, thẩm mỹ implant trong nha khoa tập trung nhiều vào độ cao niêm mạc của vòm miệng trên implant. Mục tiêu nghiên cứu của bài viết này nhằm đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ độ cao và độ rộng của niêm mạc dựa trên những đặc tính cơ học của niêm mạc ở vòm miệng xung quanh implant. Mười bốn bệnh nhân được khảo sát có độ cao niêm mạc ở vòm miệng xung quanh implant cao hơn 1.5 mm và niêm mạc keratin hoá sau một năm hoặc lâu hơn sau khi phục hình (thời gian trung bình là 3 năm 5 tháng). Mẫu dấu silicone được thực hiện tức thì sau khi tháo các phục hình và abutment. Mẫu nghiên cứu được sử dụng trong quá trình định lượng là các mẫu hàm thạch cao. Độ cao và độ rộng của niêm mạc vòm miệng quanh implant được đo bằng thước kỹ thuật số và tỷ lệ về độ cao và độ rộng được ghi nhận lại. Trong tất cả các trường hợp, độ rộng thì đều lớn hơn so với độ cao. Độ cao trung bình của niêm mạc là 2.17mm trong khi độ rộng trung bình là 3.44mm. Tỷ lệ sinh học trung bình của độ cao và độ rộng là 1:1.58. Độ rộng thì lớn hơn ở vùng răng hậu hàm so với vùng răng cửa. Không có sự khác biệt trong tỷ lệ sinh học trung bình của độ cao và độ rộng về đường kính của implant. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng kết quả của quá trình tăng các mô mềm quanh implant ở  tỷ lệ sinh học độ cao – độ rộng trung bình 1:1.5 có thể tạo ra đường niêm mạc ổn định ở cổ răng xung quanh implant, và kể cả cho màng nha chu mỏng.

ty-le-sinh-hoc-implant3

Tụt niêm mạc sau phẫu thuật là một vấn đề đáng lưu tâm nhất trong phục hình thẩm mỹ implant.  Nghiên cứu về việc đánh giá sự thay đổi độ cao niêm mạc quanh implant sau 1 năm cho thấy: 82% tụt niêm mạc, 12% không thay đổi và 6 % tăng niêm mạc (loe niêm mạc)1. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những thay đổi chính diễn ra trong 3 tháng sau lần phẫu thuật thứ 2 và trở nên ổn định sau khoảng thời gian đó. Một nghiên cứu sau 2 năm chỉ ra rằng 61% tụt niêm mạc, 20% không thay đổi và 19% tăng niêm mạc2. Nhìn chung, mặc dù nhiều sự thay đổi diễn ra trong 6 tháng sau khi gắn phục hình và những thay đổi theo sau này thì không đáng kể, tuy nhiên sự tăng niêm mạc trong vòng 2 năm thể hiện xu hướng tiếp tục gia tăng.

Sự tụt nướu bị tác động bởi các vi khuẩn nha chu3 và ảnh hưởng đến việc lộ đường viền phục hồi4. Một nghiên cứu khác cho thấy sau phẫu thuật từ 3 đến 5 năm, việc tụt nướu ở các Implant có đường kính rộng lớn hơn Implant có đường kính chuẩn5.. Lịch sử6 cũng như các nghiên cứu lâm sàng7 về chỉnh nha cho thấy có sự tương hỗ giữa tăng độ cao nướu và tăng độ dầy các mô nha chu. Wennstrom giả định rằng tỷ lệ độ cao và độ rộng của mô mềm ngoài nướu là khoảng 1.5:1. Theo giả thuyết này, Bengazi và cộng sự 9 đề xuất rằng độ rộng niêm mạc xung quanh implant phụ thuộc vào đặc tính sinh học bao gồm mật độ xương và độ dày của mô mềm. Mục tiêu nghiên cứu của bài viết này là để đánh giá mối quan hệ giữa độ cao và độ rộng của niêm mạc trên implant dựa trên đặc tính sinh học của niêm mạc implant.

ty-le-sinh-hoc-implant4

Phương pháp nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu

Mười bốn bệnh nhân được khảo sát với độ cao niêm mạc trên implant là 1.5 mm sau 1 năm hoặc lâu hơn sau khi cắm phục hình implant Frialit-2 (Friadent) thời gian trung bình: 3 năm 5 tháng (hình 1 đến hình 4). Khi phần trên của phục hình và abutment được tháo ra, mẫu dấu silicone được thực hiện để lấy dấu phần niêm mạc trên implant và implant. Trong nghiên cứu này áp dụng với mẫu dấu thạch cao và chia trực tiếp ở mặt lưỡi vòm hàm (hình 5 và hình 6). Điểm loe niêm mạc vòm má được đánh dấu a và điểm niêm mạc gần nhất với bờ vai implant đánh dấu b. Đường ngang (line A) được vẽ từ điểm b thẳng lên niêm mạc vòm má. Điểm tại đường chéo của vòm má niêm mạc được đánh dấu là c. Một đường ngang được vẽ từ điểm a thẳng đứng lên đường A được đánh dấu là đường B (line B). Giao điểm giữa đường A và đường B được đánh dấu là d. Độ cao (từ điểm a đến điểm d) và độ rộng (khoảng cách từ b đến c) của niêm mạc trên implant được đo bằng thước kỹ thuật số. Tỷ lệ độ cao và độ rộng được ghi nhận lại11.

ty-le-sinh-hoc-implant5

Kết quả

Trong tất cả các trường hợp, độ rộng thì lớn hơn độ cao (bảng 1). Độ cao trung bình là 2.17mm, trong khi độ rộng lên đến 3.44mm. Tỷ lệ sinh học trung bình giữa độ cao – độ rộng của niêm mạc vòm má trên implant là 1:1.58.

Tỷ lệ sinh học trung bình giữa độ cao – độ rộng là 1:1.34 ở vùng răng cửa (số quan sát n=3), 1:1.72 vùng răng tiền cối (n=5) và 1:1.56 vùng răng cối (n=6).

Tỷ lệ sinh học độ cao – rộng trung bình là 1:1.52 cho implant đường kính 3.8mm (n=5), 1:1.72 cho implant đường kính 4.5 mm (n=3), 1:1.44 cho implant đường kính 5.5mm (n=3) và 1:1.95 cho implant đường kính 6.5 mm (n=3).

Thảo luận

Rãnh nướu, mô bì chức năng và mô liên kết được thể hiện ở mô mềm xung quanh implant12. Tuy nhiên, không có bất kỳ mô liên kết dọc xung quanh implant. Thật khó nhận ra ranh giới giữa mô bì chức năng và mô liên kết13, và cũng rất khó để đo chính xác độ rộng của niêm mạc ngoài phần implant14. Vì thế cũng rất khó để đánh giá được giữa độ cao và độ rộng niêm mạc ngoài phần implant. Trong những năm gần đây, khái niệm tiêu xương được khắc phục bằng việc đặt những abutment chuẩn trên một implant rộng để giữ chặt phần xương hàm. Theo quá trình này, độ rộng theo chiều ngang của niêm mạc trên implant được mở rộng liên quan đến khoảng cách giữa abutment và bờ vai implant. Hơn nữa, hình thái của niêm mạc vòm miệng trên implant sau lần phẫu thuật thứ 2 bị ảnh hưởng bởi dạng thoát của phục hình implant. Vì vậy, khi những phục hình và abutment của những bệnh nhân 14 tuổi được lấy ra, mẫu dấu silicone được thực hiện dựa trên hình thái cơ học của niêm mạc vòng miệng trên implant.

ty-le-sinh-hoc-implant6

Trong nghiên cứu này, độ rộng niêm mạc vòm miệng trên implant lớn hơn độ cao trong mọi trường hợp. Điều này có thể nhận thấy rằng những thay đổi trong độ cao có thể được điều chỉnh bởi chiều rộng. Độ rộng ở vùng hậu hàm lớn hơn vùng răng cửa. Điều này dường như dựa trên sự khác biệt của xương hỗ trợ, cùng với sự khác biệt của độ rộng vùng niêm mạc keratin hoá16. Hiển nhiên không có sự khác biệt nào về tỷ lệ sinh học của độ cao và độ rộng theo đường kính implant, bởi vì implant được lựa chọn dựa vào độ rộng của xương.

Nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng nếu các mô mềm quanh implant mỏng, thì sự tiêu xương nghiêm trọng có thể xảy ra theo độ rộng sinh học của implant17-19. Khi độ rộng hẹp hơn độ cao ở lần phẫu thuật thứ 2, sự tụt mô mềm dường như xảy ra dựa trên tỷ lệ sinh học của độ cao : độ rộng. Sau đó, sự tiêu xương theo phương ngang diễn ra theo độ rộng sinh học của implant21. Bởi vì xương hỗ trợ cho niêm mạc vòm miệng quanh implant không được cải thiện bằng sự tiêu xương ở vùng răng cửa, sự tụt giảm xa hơn có thể xảy ra (hình 7)22. Vì thế, việc tăng chiều rộng niêm mạc lên 1.5 lần so với chiều cao, để ngăn chặn việc tụt giảm vùng nha chu là điều được mong đợi. Mặc dù khái niệm về độ rộng của niêm mạc vòm miệng trên implant có thể điều chỉnh độ cao, tuy nhiên các nghiên cứu sau này cần phải được đánh giá lâm sàng.

ty-le-sinh-hoc-implant7

Nguồn: http://connection.ebscohost.com/c/articles/37379072/biologic-height-width-ratio-buccal-supra-implant-mucosa


Chia sẻ: