By Richard D. Trushkowsky, DDS, FAGD, FICD, FACD, FADM 

Răng nhạy cảm, ê buốt là một trong những vấn đề phổ biến nhất của bệnh nhân trong thực hành nha khoa. Chúng ảnh hưởng đến 57% bệnh nhân, dường như đạt đến đỉnh điểm trong độ tuổi từ 20 đến 40.

Tỷ lệ răng nhạy cảm ở phụ nữ cao hơn, thường gặp nhất ở răng nanh và răng tiền cối. Cơn đau thường là mãn tính và được đánh dấu bằng các đợt cấp tính.

Theo Holland và cộng sự, răng nhạy cảm được định nghĩa là một cơn đau ngắn, sắc nhọn phát sinh từ ngà răng khi tiếp xúc với các kích thích, thường là nhiệt độ, chạm, thẩm thấu hoặc hóa học thường không thể được quy cho bất kỳ dạng khiếm khuyết hoặc bệnh lý nào. Thông thường, cơn đau là cục bộ và trong thời gian ngắn. 

Răng nhạy cảm gây ra nhiều đau đớn có thể từ nhẹ đến nặng. Bệnh nhân quá nhạy cảm nghiêm trọng có thể thấy ăn uống khó khăn, đặc biệt là khi ăn uống các chất nóng hoặc lạnh. 

Vì sao ê buốt?

Lý thuyết thủy động lực (hydrodynamic) là quan điểm được đồng ý nhiều nhất về nguyên nhân gây ra nhạy cảm răng. Kramer và Brännström đã có thí nghiệm và chứng minh lý thuyết này, thiết lập mối quan hệ giữa áp suất, luồng hơi và kích thích hóa học đến sự dịch chuyển của ngà răng xảy ra phản ứng với các kích thích này. Trong nghiên cứu ban đầu, Brӓnnstrӧm dùng răng trẻ em được nhổ bỏ để chỉnh nha, ông cắt xuyên ngang các răng. Các ống ngà đã cắt được tiếp xúc với nước bọt trong một tuần, chúng làm tăng độ nhạy cảm. Ban đầu, có lớp mờ bao phủ trên bề mặt những chiếc răng này (smear layer), nhưng đến cuối tuần, nó đã biến mất, do đó làm cho ngà răng ngày càng nhạy cảm. Độ thấm hút của ngà răng thay đổi và có thể giảm nhanh chóng.

Vì sao răng ê buốt

Hình 1. SEM màu của ngà răng. Các tế bào chất của ngà (màu xanh lá cây) sản xuất tế bào odontoblast hình thành ống ngà.

Bằng chứng hỗ trợ lý thuyết thủy động lực dựa trên các nghiên cứu in vivo trên người và động vật. Sự phân bố của các dây thần kinh trong ống ngà khác nhau, với khoảng 40% phân bố ở ống tủy và một tỷ lệ nhỏ hơn nằm trong ngà ở cổ răng. Mở những lỗ ngà hay lộ ngà là điều làm cho răng trở nên nhạy cảm; trên thực tế, độ nhạy cảm của bệnh nhân sẽ tăng tỷ lệ thuận với số lượng ống ngà mở và lớn.

Ống ngà mở cho thấy độ dẫn thủy lực cao; ngược lại, dòng chất lỏng giảm nếu ống bị bịt lại. Điều này cung cấp các lựa chọn điều trị khác nhau trên lâm sàng. 

Magloire và cộng sự nói rằng các kích thích bên ngoài dẫn đến sự di chuyển của dịch ngà, và phản ứng phức tạp của odontoblasts và / hoặc dây thần kinh có thể là một hệ thống cơ học đặc biệt – cung cấp một vai trò mới cho odontoblasts như các tế bào cảm biến. 

Bệnh nhân mắc bệnh nha chu sẽ bị nhạy cảm. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhạy cảm tăng một tuần sau phẫu thuật nha chu, và giải quyết trong tám tuần. Bệnh nhân trẻ tuổi biểu hiện độ nhạy cao hơn so với người lớn tuổi, thường điều trị lâu hơn. Cạo vôi và làm sạch mảng bám dưới nướu bằng phương pháp truyền thống cũng có thể gây ra sự nhạy cảm trong vài ngày sau khi điều trị.

Tụt nướu dẫn đến lộ tiếp xúc bề mặt chân răng và gây nhạy cảm. Xương mặt ngoài cung cấp hầu hết lượng máu cho nướu, và mất bất kỳ xương mặt ngoài nào cũng sẽ dẫn đến tụt nướu. Xương mỏng hoặc bị hẹp, giải phẫu răng, vị trí răng hoặc di chuyển do chỉnh nha có thể dẫn đến tụt nướu. Đánh răng quá mạnh với kem đánh răng cũng có thể gây ra tụt nướu. Các dấu hiệu và triệu chứng của răng bị nứt có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Xói mòn được định nghĩa là sự mất men bởi các axit không có nguồn gốc vi khuẩn. Có ba loại xói mòn: ngoại sinh (ví dụ: chế độ ăn uống, lối sống hoặc môi trường), nội tại (ví dụ, axit dạ dày) và vô căn. Axit hợp nhất khuếch tán vào các khu vực của men răng và hòa tan khoáng chất dưới bề mặt. Ở giai đoạn ban đầu, bề mặt răng xỉn màu do khử khoáng, nhưng răng không quá nhạy cảm vì ngà răng với các ống ngà không lộ ra. Composite có thể được sử dụng để trám lên bề mặt men răng để khôi phục hình dạng răng như bình thường và ngăn ngừa tiếp xúc với ngà răng.  Phục hồi răng sẽ cải thiện vệ sinh răng miệng và giảm liên quan của tủy, mài mòn do đánh răng  và axit.

Mài mòn là mất cấu trúc răng do các lực cơ học từ một yếu tố bên ngoài, và nó có thể gây ra nhạy cảm. Mòn cơ học là sự tiếp xúc giữa răng với răng, do khớp cắn chức năng – chẳng hạn như bệnh nghiến răng – và có thể gây mất cấu trúc răng trên các mặt nhai và các cạnh của răng cửa.

Sang thương cổ răng không sâu răng (abfraction) là nguyên nhân gây nhạy cảm răng đang gây tranh cãi. Abfraction có thể xảy ra khi áp lực không cân đối theo chu kỳ, tải lực không đồng trục dẫn đến lực uốn cong và chỉ tập trung trong khu vực cổ răng. Những tổn thương cổ răng, do áp lực lên khớp cắn, dẫn đến suy yếu cấu trúc ở cổ răng và có thể làm cho men răng, xi măng hoặc ngà răng bị bào mòn khỏi vùng cổ răng. Lee và Eakle lần đầu tiên mô tả các tổn thương này có thể do áp lực. Họ xác định rằng tổn thương thường nằm ở hoặc gần điểm tựa trong khu vực có áp lực lớn nhất; nó thường có hình nêm, kích thước tỷ lệ thuận với độ nghiêng và tần suất của lực kéo.

Tuy nhiên, những người khác cho rằng abfraction không là nguyên nhân chính gây ra sang thương cổ răng không sâu răng. Quy trình này làm mất mô cứng ở vùng cổ dường như là đa yếu tố, và có thể bao gồm mài mòn, axit và có thể phá hủy. Trong khi các bằng chứng sẵn có cho thấy các tổn thương này có thể phát triển từ các áp lực, bao gồm cả lực cắn, hoạt động một mình hoặc kết hợp.

Ngoài những nguyên nhân này, tẩy trắng cũng thường gây nhạy cảm răng. Việc sử dụng hydro peroxide hoặc carbamide peroxide có thể xâm nhập qua men răng và ngà răng đến tủy. Glutathione peroxidase và catalase trong tủy không có đủ thời gian để làm bất hoạt hydro peroxide, có thể gây nhạy cảm. Cũng cần lưu ý rằng tất cả các loại gel tẩy trắng là hypertonic và thẩm thấu hút nước từ tủy qua ngà răng và men răng đến chất làm trắng. Điều này có khả năng kích thích các dây thần kinh bên trong.

Các bác sĩ lâm sàng có thể đề xuất nhiều phương pháp điều trị khác nhau để sử dụng tại nhà hoặc tại phòng khám. Cơ chế hoạt động thường là ức chế nhạy cảm thần kinh, kết tủa protein, che ngà. Các phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến nhất bao gồm các chất chống viêm, chất kết tủa protein, chất hấp thụ vào ống ngà và bịt kín các lỗ ngà. Phương pháp bảo tồn và hiệu quả nhất luôn được đề xuất điều trị.

Một số gợi ý trong điều trị nhạy cảm răng:

Nguyên nhân khiến răng nhạy cảm

Trích từ nguồn: https://decisionsindentistry.com/article/etiology-treatment-dentinal-hypersensativity/