Mở mới một phòng nha là một quá trình đầy thử thách, nhưng có thể dễ dàng hơn nếu bạn chia nhỏ và làm từng bước một.

Để công việc kinh doanh nha khoa của bạn thành công, bạn cần có một kế hoạch rõ ràng và chi tiết ngay từ đầu để giữ cho mọi thứ diễn ra đúng tiến độ. Bên cạnh đó, lĩnh vực nha khoa được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý khác nhau, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu tối thiểu trước khi cấp giấy phép hoạt động.

Dưới đây là 7 hướng dẫn về lập kế hoạch mở phòng khám để bạn có thể khởi đầu thận lợi và duy trì vị trí hàng đầu trong một ngành cạnh tranh này.

1. Có một kếhoạch kinh doanh bài bản

Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu sẽ bao gồm tất cả các chiến lược kinh doanh, chi phí dự kiến, quy trình hoạt động tiêu chuẩn và tất cả các khía cạnh tài chính khác của nha khoa.

Viết kế hoạch kinh doanh

lập kế hoạch

Một số thông tin cần phải xem xét khi lên kế hoạch kinh doanh như:

  • Mô tả về nha khoa của bạn: địa điểm dự kiến, tên gọi, đầu tư cá nhân hay có nhóm bác sĩ, nhân sự tối thiểu cần có…
  • Vạch ra các mục tiêu (dài hạn và ngắn hạn)
  • Giải quyết các vấn đề tài chính: dự kiến ngân sách, dự báo dòng tiền trong ít nhất một năm
  • Kế hoạch tiếp thị rõ ràng và định vị độc đáo: Định nghĩa được bệnh nhân và điều trị mà bạn hướng đến

Kế hoạch kinh doanh sẽ là kim chỉ nam của bạn trong toàn bộ quá trình này, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng bước này, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt trong suốt quá trình.

Nếu bạn cần một khoản vay, thì bạn phải có một kế hoạch kinh doanh được tính toán kỹ lưỡng để được phê duyệt.

Quyết định về các dịch vụ ban đầu của bạn

Tùy thuộc vào chuyên môn của bạn hoặc định hướng nha khoa để xác định những gì sẽ hiệu quả nhất cho bệnh nhân của bạn. Nói cách khác, từ khía cạnh kinh doanh, các nha khoa mới mở nên thực hiện một kế hoạch kinh doanh vững chắc và tập trung vào các dịch vụ điều trị có kinh nghiệm tốt nhất.

Ví dụ: nếu bạn muốn tập trung vào nha khoa trẻ em thì bạn nên đưa các dịch vụ nha khoa trẻ em vào nha khoa mình. Tương tự, nếu bạn nhận thấy nhu cầu về nha khoa thẩm mỹ, thì bạn có thể cân nhắc bao gồm các dịch vụ như làm trắng răng hoặc dán veneer…

Sau đó, khi công việc kinh doanh phát triển trong vòng ba đến năm năm tới, nha khoa có thể mở rộng sang các dịch vụ điều trị bổ sung khác để đa dạng khách hàng.

Xác định cơ cấu doanh nghiệp

Cơ cấu kinh doanh của nha khoa sẽ xác định các yêu cầu đăng ký, các hình thức thuế phải nộp và trách nhiệm cá nhân. Các quy định về quyền sở hữu, trách nhiệm pháp lý, thuế và các yêu cầu cho từng cấu trúc doanh nghiệp.

Cho dù bạn triển khai hoạt động kinh doanh cá nhân hay cùng sở hữu với một hoặc nhiều bác sĩ, hãy tham khảo ý kiến luật sư và cố vấn tài chính của bạn để biết thêm thông tin về các loại pháp nhân khác nhau, thuế cho từng loại và các yếu tố quan trọng khác.

2. Xác định thiết bị cần thiết và mặt bằng

mở mới phòng khám

Một trong những khoản chi phí chính mà bạn sẽ phải đối mặt khi bắt đầu kinh doanh nha khoa là chi phí trả trước cho thiết bị nha khoa, nội thất, hệ thống máy tính và bất kỳ thứ gì khác bạn cần để công việc thực hành hiệu quả. Để hạn chế những chi phí phát sinh do thiết bị hư hỏng trong lúc vận hành, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng các thiết bị trước khi đầu tư. Nên lựa chọn những thiết bị của hãng có chất lượng,  đạt các tiêu chuẩn và có dịch vụ bảo hành bảo trì tốt.

  • Xác định diện tích mặt bằng bạn cần và số lượng phòng sẽ sử dụng trong nha khoa của mình.
  • Ngoài khu vực lễ tân, phòng chờ và phòng điều trị thông thường, bạn có muốn có một phòng làm việc riêng không? Vậy còn phòng chụp X-quang, phòng lưu trữ, phòng tư vấn, phòng nghỉ, phòng vô trùng thì sao?
  • Nghiên cứu các nha khoa khác để đánh giá diện tích bao nhiêu là đủ để dễ dàng trong việc tìm vị trí phù hợp.

3. Kế hoạch tài chính

Nếu có một điều bạn nên xem xét nghiêm túc, đó là tài chính của bạn trước khi mở nha khoa. Nếu có thể, hãy thuê một kế toán hoàn toàn hiểu rõ về ngành và có kinh nghiệm làm việc trong nhiều năm.

Xem xét tất cả các chi phí của bạn về thiết bị, mặt bằng, tiếp thị, và các dự án xây dựng để xác định số tiền bạn cần, đảm bảo tài chính của bạn có thể xử lý các chi phí mở mới và các chi phí duy trì nha khoa trong một thời gian.

mở mới nha khoa

Sự sẵn sàng về tài chính là ưu tiên đầu tiên trong danh sách. Bạn cần đảm bảo về dòng tiền ổn định trong những tháng đầu tiên kinh doanh, vì lượng khách hàng đang phải tìm kiếm trong thời gian đầu. Liệu bạn có thể duy trì trong những tháng đầu kinh doanh chậm chạp, từ tiền tiết kiệm hoặc từ việc tiếp tục làm cộng tác viên tại một nha khoa khác không?

Việc thu tiền từ các dịch vụ có thể mất nhiều thời gian. Một lời khuyên là bạn nên theo dõi chặt chẽ thời gian thanh toán (nếu các dịch vụ nha khoa có chế độ trả chậm như chỉnh nha). Bạn nên cố gắng giữ cho khoản phải thu trung bình của mình bằng hoặc thấp hơn mức trung bình của ngành là 45 ngày. Nếu bạn thường xuyên chờ khoản thanh toán lâu hơn, dòng tiền của bạn đang gặp nguy hiểm.

Bạn nên đủ an toàn về tình hình tài chính của mình để có thể trang trải mọi chi phí từ tiền lương đến những sự cố thiết bị có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vì vậy, một lần nữa, việc đầu tư các hệ thống thiết bị cho nha khoa cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng bao gồm các tiêu chuẩn về lắp đặt để thiết bị được hoạt động hiệu quả và năng suất.

4. Vị trí nha khoa là tất cả

seadent thiết bị

Không có nhiều tòa nhà được xây dựng dành riêng cho các phòng khám nha khoa, vì vậy bạn cần phải tìm vị trí phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình và nếu cần, nâng cấp tòa nhà để phù hợp thực hành nha khoa.

Bạn cần một vị trí thuận lợi cho thành công của phòng khám, có nghĩa là khu vực mà bạn dễ dàng tiếp cận với thị trường mục tiêu của bạn đã đặt ra. Ở Việt Nam, có một số nha khoa được mở tại nhà ở, điều này cũng có thuận lợi vì khu vực này bạn cũng có phần thân quen. Tuy nhiên, cũng cần tu sửa và cải tạo cho phù hợp với tiêu chuản y tế như đường nước, vị trí đặt hơi hút,…

Tự hỏi bản thân một số câu hỏi về một địa điểm, chẳng hạn như phân bố độ tuổi, đó có phải là khu vực đông dân cư đi lại hay không và thái độ chung đối với việc chăm sóc răng miệng là như thế nào.

Hãy xem xét khu vực đậu xe, lối đi dành cho người khuyết tật, ánh sáng tự nhiên, vị trí của tòa nhà có dễ tìm kiếm không, có phù hợp với đối tượng khách hàng hay concept phòng khám mà bạn đã hoạch định không (như thân thiện môi trường, có nhiêu cây xanh)… trước khi bạn chọn vị trí.

5. Giấy phép

Giấy phép hành nghề là một trong những điều mà bệnh nhân có thể quan tâm và điều kiện để mở nha khoa, vì vậy khi bắt đầu hành nghề nha khoa, bạn cần đảm bảo điều đó đầy đủ.

Bạn có thể tham gia các hội nhóm chuyên nghiệp, hoặc nếu thuê bác sĩ nha khoa, thì cần cân nhắc đội ngũ bác sĩ và phụ tá tay nghề cao, nổi tiếng, vì điều này sẽ giúp bệnh nhân tin tưởng hơn về bạn.

6. Có một kế hoạch marketing nha khoa xuất sắc

seadent mở mới phòng khám

Ban đầu, bạn nên đầu tư vào:

  • Thiết kế logo
  • Một trang web chuyên nghiệp
  • Sử dụng mạng xã hội để tăng phạm vi tiếp cận của bạn
  • Xem xét các phương pháp tiếp thị truyền thống, chẳng hạn như quảng cáo trên báo chí, youtube…
  • Đầu tư vào công cụ để quản lý khách hàng tiềm năng

Tất cả chúng ta đang sống trong thời đại kỹ thuật số, nơi một doanh nghiệp sẽ không hoàn thiện nếu không có sự hiện diện trực tuyến. Bạn cần một logo nhận diện thương hiệu chỉn chu, trang web chất lượng tốt và các nền tảng truyền thông xã hội đang hoạt động, nơi bạn tiếp cận và tương tác với bệnh nhân của mình. Bạn nên xem xét các chiến lược tiếp thị khác, chẳng hạn như SEO, SEM và tiếp thị qua email, để có được nhiều bệnh nhân hơn.

Ngoài ra, hãy khám phá các chiến lược tiếp thị khác như phát tờ rơi cho các hộ gia đình và doanh nghiệp địa phương để mọi người biết về ngày khai trương của bạn.

Bạn cũng có thể tiếp cận các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe khác xung quanh bạn như thẩm mỹ, phòng khám…. và mời họ tham gia vào các chương trình độc đáo có lợi cho cả hai bên.

Bạn có thể cho bệnh nhân khám sức khỏe răng miệng ban đầu miễn phí, điều này về cơ bản sẽ thu hút bệnh nhân mới và giúp bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài. Đảm bảo bạn có một nhân viên lễ tân được đào tạo bài bản, người biết cách đối phó với tất cả các loại bệnh nhân để có những hướng dẫn đánh giá tốt trên Google.

7. Tuyển dụng nhân sự

Khi hầu hết mọi người bắt đầu kinh doanh nha khoa, họ bỏ qua việc thuê một người quản lý hoạt động nha khoa. Vấn đề là, hầu hết mọi người nghĩ rằng họ nên trì hoãn việc này cho đến khi họ có đủ khả năng chi trả, nhưng bạn có thể không thành công nếu thiếu việc này.

Nếu ở vai trò là bác sĩ chính, bạn cần phải giao một số trách nhiệm như điều hành phòng khám hàng ngày cho một nhân sự khác. Bạn có thể tập trung toàn bộ vào chuyên môn và phát triển các dịch vụ và doanh thu của nha khoa mình. Người quản lý của bạn có thể đảm nhận việc quản lý lễ tân, quản lý tuân thủ quy trình phòng khám, hậu cần nhân sự, kiểm tra hàng tồn kho và đơn đặt hàng cung cấp, cùng những việc khác.

Ngoài ra, hãy nghĩ đến những nhân viên còn lại mà nha khoa cần, chẳng hạn như lễ tân và trợ lý nha khoa. Quyết định xem bạn cần bao nhiêu người để phù hợp cho quy mô và tài chính của phòng khám.

Những người bạn thuê gồm bác sĩ, phụ tá,… cho đến nhân viên vệ sinh sẽ là người đại diện và giao tiếp với bệnh nhân nói chung. Vì thế, bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng những cá nhân sẽ thay mặt bạn thực hiện công việc này tốt nhất.


Trên đây là một trong số các công việc bạn cần xem xét khi quyết định mở mới nha khoa cho mình hoặc hợp tác cùng.

Nếu gặp khó khăn, bạn có thể chia sẻ với Seadent một số dự định của mình, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn và nha khoa của bạn từ khi bắt đầu cho đến lúc mọi thứ hoàn thiện trong thực tế.


Chia sẻ: