Hợp tác mở phòng khám nha khoa là việc không quá xa lạ hiện nay. Bạn đang có ý định mở phòng khám nha khoa nhưng chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu rõ về những lợi ích và hạn chế khi hợp tác mở phòng khám nha khoa? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Seadent để tìm ra câu trả lời có nên hợp tác mở phòng khám không nhé!

1. Lợi ích của việc hợp tác mở phòng khám nha khoa

Một trong những lợi ích không thể bỏ qua khi hợp tác mở phòng khám nha khoa là yếu tố tài chính. Việc hợp tác giúp bạn giảm đi gánh nặng tài chính bằng cách hùn vốn. Khi hùn vốn, bạn và đối tác ngoài việc san sẻ trách nhiệm vận hành phòng khám thì còn phải cùng nhau san sẻ gánh nặng ngân sách, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho mỗi bên.

Lợi ích thứ hai từ việc hợp tác mở phòng khám nha khoa mang lại là: Cả hai phía sẽ tìm được những giải pháp tối ưu, cùng nhau quản lý phòng khám hiệu quả nhưng không tốn quá nhiều thời gian gây dựng, cụ thể:

  • Nếu bạn không có kinh nghiệm quản lý phòng khám, quản lý nhân sự thì người hợp tác mở phòng khám cùng bạn sẽ chịu trách nhiệm cho vấn đề này.
  • Nếu bạn không có kinh nghiệm nha khoa và kỹ thuật máy móc thì người hợp tác sẽ là người đảm nhận vị trí này.

Hợp tác mở phòng khám nha khoa mang lại nhiều lợi ích

Hợp tác mở phòng khám nha khoa mang lại nhiều lợi ích.

Lợi ích cuối cùng của việc hợp tác mở phòng khám nha khoa là bạn được hợp tác với nhiều nha sĩ, y bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn lâu năm trong lĩnh vực răng hàm mặt. Nói cách khác, bạn có thể là bác sĩ muốn hợp tác cùng phòng khám (bạn sẽ chỉ làm việc chuyên môn vị trí bác sĩ, mọi việc điều hành, quản lý sẽ do phòng khám – bộ phận khác đảm nhận). Bạn cũng có thể là phòng khám đang cần hợp tác với bác sĩ có chuyên ngành…

Có thể bạn quan tâm: Lập kế hoạch mở phòng khám nha khoa

2. Hạn chế của việc hợp tác mở phòng khám nha khoa

Ngoài những lợi ích nêu trên, việc hợp tác mở phòng khám cũng mang lại những hạn chế nhất định. Một trong số đó có thể kể đến là việc xảy ra những tranh chấp về hợp đồng hợp tác, phân chia lợi nhuận. Điều này đòi hỏi cả hai phía hợp tác cần nắm rõ nhiều thủ tục, điều kiện pháp luật liên quan đến các điều khoản và cách giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý. Trường hợp phát sinh vấn đề quản lý, sinh lãi nhiều hoặc lỗ vốn cũng là chuyện có thể làm sứt mẻ tình cảm bạn bè, thậm chí là người thân họ hàng.

Hạn chế của việc hợp tác mở phòng khám nha khoa

Hạn chế của việc hợp tác mở phòng khám nha khoa.

Hạn chế của việc hợp tác mở phòng khám nha khoa. Ngoài ra, khi xảy ra các vấn đề trong quá trình vận hành, điều hành phòng khám nha khoa thì các bên sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu liên kết. Các bên thường sẽ trải qua nhiều khâu, quy trình theo trình tự thủ công, dẫn đến việc chậm đưa ra hướng giải quyết tốt nhất hoặc thậm chí khó tìm ra mấu chốt vấn đề. Để tối ưu quy trình này, bộ máy vận hành và quản lý phòng khám cần thiết lập những quy chuẩn, thỏa thuận bằng văn bản ngay từ ban đầu sao cho chặt chẽ và hiệu quả hơn.

3. Cẩn thận khi hợp tác mở phòng khám nha khoa

Tình trạng nhiều bác sĩ, nha sĩ hiện nay cho thuê chứng chỉ hành nghề hoặc các nha khoa lại thuê chứng chỉ của bác sĩ xảy ra không ít hiện nay. Một số đơn vị đã sử dụng việc “thuê” bằng cấp của bác sĩ hoặc bác sĩ “cho nha khoa thuê” bằng để ngụy trang cho hình thức “hợp tác kinh doanh”, qua mặt cơ quan chức năng… Việc thuê và cho thuê này không được xem là hợp tác mở phòng khám nha khoa. Theo quy định, việc thuê và cho thuê này là hình thức vi phạm pháp luật, bạn cần cẩn thận khi nhận được những lời đề nghị này và cần chuẩn bị kiến thức vững chắc để tránh rơi vào trường hợp vi phạm pháp luật.

Cẩn thận khi hợp tác mở phòng khám nha khoa

Cẩn thận khi hợp tác mở phòng khám nha khoa.

Có nên thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa, răng hàm mặt hay không?

  • Quy định tại Điều 12 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có Chứng nhận hành nghề. Đồng nghĩa pháp luật không cho phép cho thuê, thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa nói riêng và xét nghiệm nói chung.
  • Mặc khác, tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP việc thuê, cho thuê Chứng chỉ hành nghề bị xử phạt từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng đồng thời, tước chứng chỉ hành nghề nha khoa trong vòng 12 tháng (đối với trường hợp cho thuê chứng chỉ).

Không nên thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa, răng hàm mặt

Không nên thuê chứng chỉ hành nghề nha khoa, răng hàm mặt.

Thay vì thuê hoặc cho thuê bằng cấp, bạn cần hợp tác mở phòng khám nha khoa theo đúng quy định nếu như không đủ chuyên môn điều trị nha khoa. Việc mở phòng khám nha khoa dựa trên hình thức hợp tác sẽ tạo mối quan hệ cùng có lợi và trách nhiệm chung cho các bên. Còn việc thuê và cho thuê bằng cấp, tay nghề sẽ vô tình đưa một trong các bên ra khỏi quyền lợi, trách nhiệm chung dẫn đến việc dễ xảy ra tranh chấp, bất cập khác sau này.

Tìm hiểu thêm:

Vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin xung quanh việc hợp tác mở phòng khám nha khoa. Để được mở phòng khám theo hình thức hợp tác, bạn cần chuẩn bị cho mình nền tảng kiến thức vững chắc, tránh việc rơi vào những lời kêu gọi, dẫn dắt sai pháp luật. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi đến cho Seadent để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.


Chia sẻ: