Chi phí mở phòng khám nha khoa sẽ bao gồm một số chi phí cố định ban đầu như chi phí mặt bằng, chi phí mua các thiết bị nha khoa và nội thất cho phòng khám. Ngoài ra, trong tổng chi phí còn có những khoản chi khác. Trong bài viết này, SEADENT sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin mới nhất về tổng chi phí để mở cũng như duy trì phòng khám nha khoa.

1. Các chi phí mở phòng khám nha khoa ban đầu

Để mở được một phòng khám nha khoa, bạn cần chi trả một khoản chi phí ban đầu như mặt bằng, chi phí mua các thiết bị nha khoa và nội thất cho phòng khám. Vậy mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền?

1.1 Chi phí mặt bằng

Khi xây dựng và quyết định mở phòng khám nha khoa, yếu tố mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào thành công của phòng khám. Khi lựa chọn mặt bằng, bạn cần tìm hiểu kỹ về thị trường trong khu vực đó, cũng như liệu mặt bằng đó có tiếp cận được với khách hàng mục tiêu của phòng khám không, và chi phí mặt bằng có phù hợp với ngân sách không. Nhìn chung, yếu tố chi phí mặt bằng sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là địa điểm và diện tích của mặt bằng.

Theo điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT, phòng khám chuyên khoa phải có khu vực khám chữa bệnh với diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp bệnh nhân.Thực tế, tùy theo giá cả thuê mặt bằng ở từng địa phương, khu vực, chi phí thuê mặt bằng để mở phòng khám nha khoa sẽ dao động từ 10 – 80 triệu/ tháng.

1.2 Chi phí thiết bị nha khoa

Trang bị các thiết bị cần thiết cho phòng khám là điều không thể thiếu. Ngoài các dụng cụ văn phòng hỗ trợ công việc hành chính trong phòng khám như máy tính, IPad, máy in, thì bạn cần trang bị các trang thiết bị nha khoa từ cơ bản tới nâng cao phụ thuộc vào từng nhu cầu và phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.

Ghế nha khoa

Để mở một phòng khám nha khoa thì không thể thiếu ghế nha khoa (ghế khám, ghế răng). Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ghế khám răng như ghế cơ, ghế bán điện tử và ghế điện tử. Tùy từng nhu cầu, mẫu mã, giá thành của ghế nha khoa sẽ khác nhau. Một số loại ghế nha khoa cao cấp như Planmeca, Sternweber là lựa chọn tuyệt vời của các phòng khám nha khoa chuyên nghiệp với mục tiêu đem lại trải nghiệm thoải mái nhất cho khách hàng của mình. Thông thường, giá thành ghế nha khoa sẽ dao động từ 30 triệu – hơn 1 tỷ đồng.

Ghế nha khoa Sternweber với đầy đủ chức năng, thiết bị đi kèm

Ghế nha khoa Sternweber với đầy đủ chức năng, thiết bị đi kèm.

Ghế nha khoa của Planmeca hỗ trợ tối ưu sự thoải mái của người bệnh

Ghế nha khoa của Planmeca hỗ trợ tối ưu sự thoải mái của người bệnh.

Máy cạo vôi răng

Máy cạo vôi răng giúp loại bỏ các mảng bám trên răng. Đây có thể được coi là một trong những thiết bị cơ bản, cần thiết trong phòng khám. Giá thành của loại máy cạo vôi răng dao động trong khoảng từ 1 triệu – 4 triệu đồng tùy từng kiểu dáng, công năng.

Đèn trám

Đèn trám là thiết bị hỗ trợ, giúp làm khô nhanh chất trám, giúp rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí cho chính khách hàng.

Đèn trám cũng là một dụng cụ không thể thiếu trong phòng khám nha khoa

Đèn trám cũng là một dụng cụ không thể thiếu trong phòng khám nha khoa.

Máy nén khí

Trong nha khoa, máy nén khí không dầu là giải pháp phụ trợ luôn được các nha sĩ tin dùng. Máy nén khí không dầu là thiết bị cung cấp khí nén không có lẫn dầu và tạp chất vào khoang miệng của bệnh nhân. Với giải pháp phụ trợ an toàn này, sức khỏe của bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng. Máy nén khí không dầu của Durr Dental là một trong những thiết bị gây ấn tượng về chất lượng và đảm bảo theo các tiêu chuẩn trên thế giới.

Hệ thống máy nén khí từ Durr Dental được sử dụng rộng rãi tại các phòng khám nha khoa

Hệ thống máy nén khí từ Durr Dental được sử dụng rộng rãi tại các phòng khám nha khoa.

Ghế nha khoa và hệ thống kiểm soát vệ sinh

Ghế nha khoa là thiết bị quan trọng không thể thiếu của phòng khám nha khoa. Đây là trợ thủ đắc lực trong việc khám và điều trị bệnh của bác sĩ. Ghế nha S200 của Stern Weber với phiên bản dành cho bác sĩ chỉnh nha. Bảng điều khiển với màn hình hiển thị chữ và số để quản lý/ điều khiển các công cụ. Ngoài hút, mô-đun có thể kết hợp tối đa hai tay khoan (turbines và micro-motor) và ống hút. Ngoài ra, nha sĩ có thể cho thêm tay cạo vôi răng siêu âm, đèn quang trùng hợp hoặc camera HD trong miệng.

Ghế nha S200 của Stern Weber

Ghế nha S200 của Stern Weber.

Hệ thống kiểm soát vệ sinh ghế nha của Stern Weber luôn là lựa chọn hàng đầu của các phòng khám nha khoa. Hệ thống được khử trùng liên tục, luôn đảm bảo cung cấp nước sạch cho các nha sĩ sử dụng. Ngoài ra, các loại ghế nha khoa được trang bị hệ thống kiểm soát vệ sinh có thể tách, tháo rời các bộ phận để làm sạch, hấp vô trùng dễ dàng.

Bàn nhổ có thể dễ dàng xoay, tháo rời và rửa sạch

Bàn nhổ có thể dễ dàng xoay, tháo rời và rửa sạch.

Máy hút nha khoa

Nhìn chung, hệ thống hút trung tâm trong nha khoa được chia làm 2 loại: hệ thống ướt và hệ thống khô. Với hệ thống ướt, chức năng hút và tách sẽ được kết hợp trên cùng một thiết bị giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho chủ phòng khám. Bên cạnh đó, có một số loại máy hút còn tích hợp thêm tính năng tách amalgam. Chính vì vậy, tương ứng với mỗi chức năng, mẫu mã, giá thành máy hút trung tâm cũng sẽ khác nhau, dao động từ chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

Máy hút ướt giúp tiết kiệm tối đa chi phí

Máy hút ướt giúp tiết kiệm tối đa chi phí.

Giải pháp vô trùng nha khoa

Giải pháp tiệt trùng, vô trùng là giải pháp không thể thiếu tại các cơ sở y tế, phòng khám nha khoa, đặc biệt trong diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Chính vì vậy, các giải pháp vô trùng luôn được các nha sĩ quan tâm hơn cả. Một trong số các hệ thống vô trùng được các nha sĩ tin tưởng là hệ thống vô trùng chuẩn B của Mocom B Classic. Đây là giải pháp phù hợp cho tất cả các quy mô nha khoa với chất lượng cao, độ tin cậy cũng như chi phí phải chăng.

Thiết bị vô trùng chuẩn B trong nha khoa

Thiết bị vô trùng chuẩn B trong nha khoa.

Tay khoan nha khoa

Tay khoan là thiết bị hỗ trợ trong các cuộc điều trị của các y bác sĩ nha khoa. Tay khoan cần phải đảm bảo về kích thước, tốc độ cũng như không có quá nhiều tiếng ồn giúp các nha sĩ có thể dễ dàng làm việc, cũng như đem lại trạng thái tâm lý tốt cho bệnh nhân.

Tay khoan của Bien Air được trang bị tính năng kiểm soát nhiễm khuẩn

Tay khoan của Bien Air được trang bị tính năng kiểm soát nhiễm khuẩn.

Máy cắm/phẫu thuật implant

Máy khoan đặt trụ Implant là một trong những thiết bị quan trọng và cần thiết ở phòng khám nha khoa. Dụng cụ này giúp bác sĩ có thể đặt trụ implant vào bên trong xương hàm. Sau khi chọn được mũi khoan phù hợp với cấu trúc xương của bệnh nhân, bác sĩ cần gắn mũi khoan vào máy để tạo ra một khoảng trống trên xương hàm, sát khít với trụ implant được chọn từ trước.

Máy khoan đặt trụ implant của Bien Air có hệ thống tưới nước bên trong đầu tiên trên thế giới

Máy khoan đặt trụ implant của Bien Air có hệ thống tưới nước bên trong đầu tiên trên thế giới.

Máy khoan laser

Các thiết bị máy khoan laser nha khoa có những ưu điểm như chính xác hơn, gây nên ít tổn thương hơn so với các loại máy khoan điện thông thường khác. Ngày nay, công nghệ laser ngày càng được ứng dụng nhiều trong nha khoa.

Sử dụng máy khoan laser còn giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn

Sử dụng máy khoan laser còn giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thiết bị X-quang – Chẩn đoán hình ảnh 3D

Công nghệ thông tin phát triển, cùng với đó, công việc chẩn đoán hình ảnh nha khoa cũng dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Hiện nay, trong cùng một thiết bị, các bác sĩ không chỉ nhận được hình ảnh 3D khuôn mặt và scan mẫu hàm 3D, mà còn có thể chụp 2D toàn cảnh và chụp sọ nghiêng. Việc tích hợp nhiều tính năng như vậy giúp các nha sĩ tối ưu chi phí, cũng như đem lại sự thuận tiện cho người sử dụng.

Thực tế, chi phí mua sắm thiết bị nha khoa cho phòng khám là không nhỏ. Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ hướng đi của phòng khám cũng như đầu tư ngân sách một cách hợp lý. SEADENT chính là nơi bạn có thể tin tưởng để tham khảo những thiết bị y tế chất lượng, cũng như tư vấn về các thủ tục pháp lý, thiết kế và bố trí phòng khám. Đến với SEADENT, bạn sẽ được tư vấn kỹ vàng từ khâu chuẩn bị đến khâu vận hành khi mở phòng khám. Với hơn 10 năm hoạt động, SEADENT luôn tự tin mang đến khách hàng những sản phẩm, thiết bị nha khoa chính hãng, giá cả hợp lý, cũng như đồng hành cùng phòng khám của bạn trong các khâu vận hành.

1.3 Chi phí nội thất

Các phòng khám nha khoa thường được xây dựng và thiết kế trần nhà chống bụi để đảm bảo vệ sinh cho phòng khám. Bên cạnh đó, phòng khám cũng cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng giúp người bệnh cảm giác thoải mái, phòng khám thoáng mát.

Phòng khám cần đảm bảo ánh sáng, thoáng mát

Phòng khám cần đảm bảo ánh sáng, thoáng mát.

Theo điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT, diện tích phòng khám ít nhất là 10m2. Nếu phòng khám có 3 ghế nha khoa trở lên thì cần sắp xếp sao cho mỗi ghế nha cách nhau ít nhất là 5m2. Ngoài ra, nếu phòng khám có trang bị các thiết bị bức xạ (như thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế nha), thì phòng đó cần đảm bảo và đáp ứng các quy định về an toàn bức xạ.
Bên cạnh đó, tùy quy mô của phòng khám, bạn cần trang bị thêm bàn ghế làm việc của các bác sĩ, ghế chờ cho bệnh nhân, phòng điều trị, phòng phẫu thuật…

Các chi phí xây dựng, trang bị nội thất sẽ dao động từ 50 triệu – hàng trăm triệu tùy vào từng quy mô, diện tích của phòng khám.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục, điều kiện và chi phí mở phòng khám nha khoa đúng quy định

2. Các chi phí mở phòng khám nha khoa trong khi hoạt động

Mở phòng khám răng cần bao nhiêu tiền là câu hỏi mà hầu hết các y bác sĩ nha khoa đều đặt ra ở thời điểm trước khi mở phòng khám. Thực tế, bạn không chỉ cần ước lượng chi phí ban đầu để mở phòng khám, mà còn cần ước lượng chi phí để vận hành phòng khám mỗi tháng.

2.1 Chi phí cho nhân viên (tiền lương)

Để vận hành một phòng khám nha khoa không phải là việc dễ dàng. Thông thường, một phòng khám chuyên nghiệp sẽ có giám đốc phòng khám với nhiệm vụ tổng quản lý và điều hành chỉ đạo phòng khám. Thêm vào đó, một phòng khám với 3 – 5 ghế khám sẽ có lượng nhân sự và quỹ lương như sau:

  • 2 bác sĩ nha khoa – Quỹ lương 100 – 150 triệu/ tháng
  • 3 lễ tân – Quỹ lương 6 – 8 triệu/ tháng
  • 2 nhân viên Hành chính (hỗ trợ đón tiếp bệnh nhân, đánh máy bệnh án) – Quỹ lương 7 – 10 triệu/ tháng
  • 2 bảo vệ – Quỹ lương 6 – 8 triệu/ tháng
  • 3 Kế toán (1 kế toán tổng hợp và 01 kế toán viên, 01 thủ quỹ kiêm thủ kho) – Quỹ lương 8 – 12 triệu/ tháng

Nhìn chung, mức lương, thưởng cho đội ngũ nhân sự thường chiếm tối đa 30% tổng chi phí của phòng khám để đảm bảo phòng khám được vận hành một cách tốt nhất.

2.2 Chi phí marketing (nếu có)

Marketing hiện nay đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh. Một chiến dịch Marketing hiệu quả sẽ giúp phòng khám của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, tối đa doanh thu. Các hoạt động marketing có thể bao gồm các chương trình khuyến mại (voucher, giảm giá khi sử dụng dịch vụ), các quảng cáo truyền thống (như phát tờ rơi, quảng cáo trên truyền hình, báo), hay quảng cáo trực tuyến (bằng cách chạy quảng cáo trên nền tảng Facebook, Google, Youtube, hay viết bài PR trên báo).

Các chi phí Marketing sẽ chiếm khoảng 25 – 50% tổng doanh thu hàng tháng. Ở thời gian đầu, các phòng khám có thể tập trung, bỏ nhiều ngân sách cho các hoạt động marketing để tăng nhận diện thương hiệu của phòng khám cũng như quảng bá phòng khám để nhiều người biết tới.

2.3 Chi phí khác

Để duy trì và vận hành phòng khám nha khoa cần chi trả khá nhiều chi phí khác

Để duy trì và vận hành phòng khám nha khoa cần chi trả khá nhiều chi phí khác.

Hàng tháng, các phòng khám cần chi trả các khoản như điện, nước. Bên cạnh đó, các khoản như bảo hiểm sơ suất, phí gia hạn giấy phép hành nghề nha khoa, chi phí đào tạo sẽ được chi trả theo năm. Để tạo được sự thống nhất, chuyên nghiệp, các phòng khám nên thiết kế, mua sắm đồng phục quần áo cho bác sĩ, y tá, điều dưỡng, lễ tân, bảo vệ cũng như mua sắm khăn, ga trải giường, đệm cho phòng khám.

Tìm hiểu thêm:

3. Chi phí khi sang nhượng – mua lại phòng khám là bao nhiêu?

Cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ trước khi quyết định nhận sang nhượng phòng khám cũ

Cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ trước khi quyết định nhận sang nhượng phòng khám cũ.

Thực tế, việc mở phòng khám nha khoa là việc không đơn giản và tốn kém khá nhiều chi phí. Chính vì vậy, một số người thường lựa chọn việc sang nhượng, mua lại phòng khám. Chi phí sang nhượng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phong cách, vị trí, máy móc, diện tích mặt bằng. Thông thường, chi phí sẽ dao động trong khoảng từ 300 trăm triệu – vài tỷ.
Với cách này, bạn sẽ không cần bỏ quá nhiều thời gian để tìm kiếm mặt bằng, xây dựng, thiết kế phòng khám. Tuy nhiên, khi nhận sang nhượng các phòng khám cũ, bạn cần tìm hiểu kỹ về lý do muốn sang nhượng, địa điểm, các thiết bị tại phòng khám.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về chi phí mở phòng khám nha khoa. Chi phí mở phòng khám là không nhỏ. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ, cũng như lựa chọn những nhà cung cấp thiết bị uy tín để tránh khỏi việc hỏng hóc không đáng có. Chúc bạn thành công!


Chia sẻ: