Tối ưu hóa khi nâng cấp phòng khám nha khoa như thế nào?

Phòng điều trị của bạn chật chội, bừa bộn và bạn không thể theo kịp nhu cầu thăm khám ngày càng tăng của bệnh nhân? Đây là thời điểm thích hợp để nâng cấp phòng khám. Thiết bị và công nghệ nha khoa cần được nâng cấp sẽ là điều bắt buộc. Nhưng ngoài việc đó, bạn sẽ cần cân nhắc khi thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị nha khoa để tăng trải nghiệm tổng thể của bệnh nhân? Ở đây, chúng tôi đã khám phá 5 điều cần cân nhắc cho giai đoạn thiết kế, có tác động rất quan trọng trong quá trình tu sửa nâng cấp phòng khám nha khoa của bạn.

1. Tối ưu hoá không gian

Tối ưu không gian phòng khám

Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị các phòng phẫu thuật nên có diện tích từ 3m × 4m – 12 mét vuông trở lên. Điều này cho phép phòng có thể trang bị tủ lưu trữ dụng cụ phẫu thuật, ghế nha khoa và bồn rửa tay. Với không gian rộng rãi cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái và bác sĩ dễ dàng tiếp cận tất cả các góc khác nhau để điều trị. Một phòng điều trị lớn hơn cũng tạo điều kiện trang bị máy tính hỗ trợ quá trình thăm khám khi bác sĩ dễ dàng truy vấn, lưu trữ lại hồ sơ của bệnh nhân.

2. Tối ưu hoá ánh sáng phòng khám

Tối ưu ánh sáng phòng khám

Đèn phẫu thuật đạt tiêu chuẩn phục vụ quá trình phẫu thuật nha khoa có tỷ lệ rất cụ thể giữa ánh sáng của đèn phẫu thuật và ánh sáng xung quanh phòng là 10:1. Nghĩa là nếu đèn phẫu thuật phát ra ánh sáng với cường độ 5.000 lumen thì ánh sáng xung quanh phòng phải đạt mức khoảng 500 lumen. Để mọi người dễ mường tượng thì 1 bóng đèn bình thường với công suất 60W thì có cường độ sáng từ 800 – 850 lumen. Nên khi trang bị ghế nha khoa, bác sĩ cần lưu ý đến thông số của đèn phẫu thuật để trang bị hệ thống chiếu sáng phù hợp. Hoặc có thể liên hệ với Seadent để nhận được tư vấn phù hợp khi trang bị ghế nha khoa cao cấp chuẩn châu Âu Stern Weber S200.

3. Ghế điều trị hoạt động tối ưu

Tối ưu hoạt động ghế nha khoa

Mua ghế điều trị hiện đại và tiện dụng là một trong những khoản đầu tư tốt nhất có tác động trực tiếp đến trải nghiệm của bệnh nhân mà bác sĩ nên cân nhắc. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn ghế điều trị:

  • Ghế điều trị phải có thiết kế cho phép bác sĩ dễ dàng tiếp cận bệnh nhân từ mọi góc độ.
  • Tựa đầu nhỏ, mỏng, chuyển động linh hoạt – giúp bác sĩ có nhiều không gian để chân và tiếp cận bệnh nhân tốt hơn.
  • Thân ghế có thiết kế biên dạng hẹp, giúp bác sĩ dễ dàng di chuyển xung quanh khu vực đầu của bệnh nhân.
  • Tay vịn thấp và có góc tuỳ chỉnh rộng mang lại thoải mái cho bệnh nhân.
  • Thiết kế ghế phải đạt chuẩn công thái học mang lại thoải mái cho bệnh nhân. Chất liệu nệm ghế nên mềm mại, thoáng khí và đạt chuẩn kháng khuẩn.

4. Tối ưu quy trình hoạt động

Tối ưu không gian nâng cấp phòng khám

Xu hướng hiện nay là không gian các phòng phẫu thuật được thiết kế tối giản, không chỉ cho phép tiếp cận dễ dàng mà còn loại bỏ mọi bề mặt khác để thuận tiện khử trùng. Về lối vào, với nha khoa có trên 2 phòng phẫu thuật, bạn có thể xây dựng phòng phẫu thuật với hai lối vào, cho phép nha sĩ và phụ tá di chuyển nhanh hơn giữa các phòng, tăng hiệu quả hoạt động.

5. Tối ưu trải nghiệm của bệnh nhân

Bệnh nhân dành phần lớn thời gian trong lúc thăm khám để nhìn lên trần nhà của phòng phẫu thuật. Thế nên, những phòng phẫu thuật nên trang trí trần nhà bằng hình ảnh thoải mái mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm:

Kết

Khi nha khoa được tối ưu hóa về mọi mặt sẽ mang lại hiệu quả và sự thoải mái đến cả bác sĩ cũng như bệnh nhân. Đôi khi tăng thời gian hoạt động hay mở rộng kinh doanh không nhất thiết là câu trả lời cho mong muốn tăng cường khả năng kinh doanh của nha khoa. Đôi khi, tất cả những gì bác sĩ cần là cải thiện không gian hiện tại hoạt động tốt hơn.