Hiện nay có đến 3 cách lấy dấu trong nha khoa cũng như rất nhiều vật liệu lấy dấu răng dành riêng cho từng kỹ thuật. Bài viết dưới đây của Seadent sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn về cách lấy dấu răng và ưu nhược điểm của từng vật liệu.

1. Lấy dấu răng là gì? Tác dụng của lấy dấu trong nha khoa

Lấy dấu răng là một bước đầu tiên rất quan trọng trong rất nhiều dịch vụ nha khoa như: phục hồi, phục hình thẩm mỹ, cấy ghép implant.

Lấy dấu răng là bước đầu tiên quan trọng trong quy trình phục hình thẩm mỹ.

Lấy dấu răng là bước đầu tiên quan trọng trong quy trình phục hình thẩm mỹ.

Quá trình lấy dấu răng giúp:

  • Lưu trữ lại tình trạng răng, khớp cắn trước khi tiến hành điều trị
  • Đồng thời lấy dấu răng cũng là để bác sĩ xác định được thời gian điều trị cho bệnh nhân
  • Từ những chẩn đoán thông qua dấu mẫu lên kế hoạch điều trị chi tiết cho từng đối tượng khách hàng với từng dịch vụ khác nhau.

Vậy lấy dấu răng để làm gì? Công đoạn này sẽ giúp cho bác sĩ tạo được khuôn mẫu vật lý cho toàn bộ răng từ đó tạo phục hình hiệu quả và chính xác nhất. Tránh được trường hợp phục hình không vừa, sai lệch…

Có thể bạn quan tâm: Từ A – Z cao su lấy dấu răng: Khái niệm, phân loại và nơi mua uy tín

2. Ưu nhược điểm của các loại vật liệu lấy dấu răng phổ biến

Ngày nay việc lấy dấu đã trở nên phát triển và phổ biến, vì vậy cũng có rất nhiều loại vật liệu lấy dấu nha khoa khác nhau.

2.1 Vật liệu lấy dấu thạch cao

Đầu tiên không thể không kể đến vật liệu lấy dấu thạch cao. Đây là vật liệu sơ khởi phổ biến nhất trong nha khoa hiện nay.

Ưu điểm

  • Là vật liệu ái nước
  • Có độ chính xác cao trong việc sao lại bề mặt
  • Tính lỏng giúp ngăn ngừa mọi sự biến dạng hay dời chỗ của mô
  • Bền bỉ trong quá trình sử dụng và lưu trữ mẫu
  • Không bị biến dạng

Nhược điểm

  • Gây khó chịu, cảm giác buồn nôn cho bệnh nhân khi lấy dấu
  • Kỹ thuật lấy dấu khó thực hiện
  • Có nguy cơ chảy vào đường thở

2.2 Chất lấy dấu Alginate

Chất lấy dấu Alginate thường được dùng trong thực hành. Chất này có thể dùng với nhiều độ lỏng khác nhau tùy theo tỉ lệ bột và nước. Lấy dấu Alginate hoàn toàn phù hợp để lấy dấu sơ khởi trong mọi trường hợp. Vật liệu tạo ra một sự nén nhẹ hay đẩy lùi, cần phục hình như khe nướu hẹp, không thấy rõ.

Lấy dấu răng bằng vật liệu lấy dấu Alginate.

Vật liệu lấy dấu răng phổ biến là Alginate.

Ưu điểm

  • Vật liệu ái nước
  • Kỹ thuật dễ thực hiện
  • Sao lại bề mặt chính xác
  • Có thể tùy chọn tạo ra độ nhớt phù hợp bằng cách thay đổi tỷ lệ bột và nước
  • Thời gian đông thay đổi tùy thuộc theo nhiệt độ nước
  • Giá thành thấp

Nhược điểm

  • Không ổn định kích thước theo thời gian
  • Yêu cầu phải đổ mẫu ngay

2.3 Cao su lấy dấu

Cuối cùng là cao su lấy dấu. Cao su hay còn được biết đến là Silicone, đây là một chất liệu thích hợp với nhiều trường hợp lâm sàng. Silicone dễ sử dụng trong trường hợp cần đẩy lùi các mô di động tràn lên hay ở xung quanh nền tựa mà việc dùng vật liệu lỏng ít có hiệu quả cao.

Cao su nặng lấy dấu Honigum-Putty.

Cao su nặng lấy dấu Honigum-Putty.

Cao su nhẹ lấy dấu Honigum-Light.

Cao su nhẹ lấy dấu Honigum-Light.

Ưu điểm

  • Có độ nhớt dễ dàng thay đổi tùy theo ý muốn sử dụng
  • Dùng được cho mọi kiểu lấy dấu
  • Dấu vững, ổn định kích thước tốt đối với loại silicone cộng hợp
  • Lấy dấu chi tiết, chính xác cao
  • Độ đàn hồi cao, bền bỉ và rất rắn chắc.

Nhược điểm

  • Là vật liệu kỵ nước
  • Thời gian làm việc và đông ngắn
  • Giá thành cao.

2.4 Hợp chất nhiệt dẻo

Hợp chất nhiệt dẻo hiện nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi, trong phục hình tháo lắp để ghi vành khít. Những vật liệu này dẫn nhiệt không tốt lắm do đó cần phải được làm nóng đầy đủ. (50-55 độ C) để toàn bộ khối được nóng đều. Cứng lại ở nhiệt độ trong miệng. Những vật liệu được đề nghị sử dụng là: Kerr xanh lá; Kerr xám; GC Péricompound; hay GC Iso Functional.

Ưu điểm

  • Hợp chất có độ dẻo khác nhau tùy theo cách dùng
  • Có thể điều trị nhiều phân đoạn
  • Vật liệu ổn định theo thời gian
  • Hợp chất nhiệt dẻo hông biến dạng
  • Là một trong những chất lấy dấu nha khoa rẻ tiền nhất hiện nay.

Nhược điểm

Vì là hợp chất nhiệt nên nó có thể làm bỏng niêm mạc khi nóng quá. Vì thế hãy thật cẩn trọng khi sử dụng hợp chất này nhé.

Tìm hiểu thêm:

3. Cách lấy dấu răng trong nha khoa

Hiện nay quy trình lấy dấu răng nha khoa có thể được thực hiện đa dạng bởi 3 kỹ thuật khác nhau. 3 cách lấy dấu răng đó là: Kỹ thuật lấy dấu răng một thì, hai thì và kỹ thuật lấy dấu bằng công nghệ CAD/CAM.

3.1 Kỹ thuật lấy dấu răng một thì

Lấy dấu răng một thì là kỹ thuật thủ công. Cách lấy dấu trong nha khoa này có thể được áp dụng cho lấy dấu sau cùng toàn hàm. Ưu điểm của kỹ thuật này là không cần chất lấy dấu nhẹ, chỉ cần 1 ống trộn cho mỗi quy trình, dễ lấy vật dụng sau khi đổ và ít tốn kém. Đây là kỹ thuật lấy dấu một bước sử dụng 2 loại chất lấy dấu: nhẹ (Light) và nặng (Putty) hoặc chỉ sử dụng chất lấy dấu nặng (putty)

  • Độ nhớt của 2 vật liệu phải tương đồng với nhau
  • Tiết kiệm thời gian và chính xác.

Tuy nhiên nhược điểm là khuôn lấy dễ bị biến dạng, thiếu chính xác, gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Các bước lấy dấu răng một thì bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu lấy dấu một thì

  • Chất lấy dấu (nhẹ (Light) và nặng (Putty) hoặc chỉ sử dụng chất lấy dấu nặng (putty)
  • Số đơn vị: 1-4
  • Khay lấy dấu: cá nhân, nửa hàm, toàn hàm, lấy dấu hàm đôi (double-bite trays).

Kỹ thuật lấy dấu răng một thì trong nha khoa.

Kỹ thuật lấy dấu răng một thì trong nha khoa.

Bước 2: Quy trình lấy dấu một thì

  • Bơm chất lấy dấu nhẹ xung quanh răng đã sửa soạn
  • Đặt chất lấy dấu nặng lên khay lấy dấu đã chuẩn bị
  • Đặt khay vào trong miệng bệnh nhân
  • Giữ khay cho tới khi chất lấy dấu cứng lại và lấy ra

3.2 Kỹ thuật lấy dấu răng hai thì

Kỹ thuật lấy dấu hai thì vẫn còn được sử khá nhiều trong nha khoa hiện nay mặc dù có quy trình phức tạp và độ khó cao hơn. Chính nhờ ưu điểm của phương pháp này là độ chính xác cao, các chi tiết khuôn mẫu được phản ánh rõ. Đây là kỹ thuật lấy dấu tiến hành 2 bước, sử dụng 2 chất lấy dấu khác nhau: chất lấy dấu nặng (putty) và chất lấy dấu nhẹ dạng bơm (Light). Để thực hiện kỹ thuật lấy dấu hai thì, bạn cần:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu lấy dấu hai thì

  • 2 loại chất lấy dấu: nhẹ (light) vằ nặng (putty)
  • Số đơn vị: 1-4
  • Thìa: cá nhân, nửa hàm, toàn hàm, lấy dấu hàm đôi (double-bite trays)

Kỹ thuật lấy dấu răng hai thì.

Kỹ thuật lấy dấu răng hai thì.

Bước 2: Quy trình lấy dấu hai thì

  • Đặt chất lấy dấu nặng vào khay lấy dấu
  • Phủ miếng nhựa mỏng lên đóng vai trò như khoảng không ngăn cách
  • Đặt khay vào miệng bệnh nhân
  • Sau khi chất lấy dấu cứng, lấy khay ra
  • Lấy bỏ miếng nhựa, rửa, thổi khô dấu
  • Bơm chất lấy dấu nhẹ vào xung quanh vùng răng
  • Bơm một ít chất lấy dấu nhẹ vào lên trên khay có chất lấy dấu nặng
  • Đặt lại vào trong miệng bệnh nhân, không ấn quá mạnh, lấy khay ra khi chất lấy dấu đông

3.3 Kỹ thuật lấy dấu răng bằng công nghệ CAD/CAM

Công nghệ CAD/CAM là kỹ thuật thay thế toàn bộ thao tác lấy dấu răng bằng tay (mẫu dấu cao su cổ điển) bằng công nghệ scan trong miệng. Với công nghệ này, răng lấy dấu sẽ dựa trên kỹ thuật Scan (dùng thiết bị scan (quét) trong miệng) để lấy thông tin chính xác nhất về vùng răng cần lấy dấu. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ thiết kế ra răng sứ phục hình bản mềm và cuối cùng là chế tác ra răng thật với chất liệu sứ.

Ưu điểm

  • Lấy dấu bằng kỹ thuật số chính xác hơn bình thường;
  • Thời gian từ khi lấy dấu kỹ thuật số đến khi hoàn thành răng sứ chỉ mất vài tiếng đồng hồ so với phương pháp truyền thống phải mất vài ngày;
  • Lấy dấu kỹ thuật số không gây khó chịu;
  • Dễ điều chỉnh hơn thông qua màn hình hiển thị trước khi chế tác phục hình;
  • Phát hiện ngay những sai sót nếu có trong quá trình bác sĩ sửa soạn phục hình.

Tuy nhiên việc sử dụng cách lấy dấu trong nha khoa bằng kỹ thuật số ít được phổ biến tại Việt Nam vì chi phí đầu tư lớn.

Lấy dấu răng kỹ thuật số (scan) bằng sản phẩm Emerald.

Lấy dấu răng kỹ thuật số (scan) bằng sản phẩm Emerald.

Hiện nay tại Seadent, một số sản phẩm sử dụng công nghệ CAD/CAM tiên tiến được ứng dụng nhiều trong khám nha khoa là:

  • Lấy dấu răng kỹ thuật số (scan) bằng sản phẩm Emerald giúp công việc của bác sĩ hiệu quả hơn với công nghệ kỹ thuật số nhanh, chính xác.
  • Thiết kế dấu răng bằng Phần mềm Romexis, kết nối mọi thiết bị, cung cấp 8 tính năng vượt bậc và khả năng điều khiển từ xa như: Chỉnh nha, nội nha, phẫu thuật hàm mặt, CAD/CAM…
  • In hình mẫu bằng Máy in 3D NextDent 5100 đơn giản, tương thích với mọi phần mềm và cho ra mẫu in chính xác, bền bỉ.

Seadent mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn thực hiện được cách lấy dấu răng trong nha khoa. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn về cách lấy dấu răng và các vật dụng cần có trong quá trình lấy dấu, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn sớm nhất.


Chia sẻ: