Implant dạng Bone Level hay Tissue Level là một cuộc thảo luận cốt lõi của nha khoa cấy ghép. Mặc dù cả hai thiết kế đã cùng tồn tại (ít nhiều) một cách hòa bình trong nhiều thập kỷ, nhưng đôi khi cuộc thảo luận trở lại mỗi khi một số dữ liệu mới được công bố hoặc một sản phẩm mới được tung ra thị trường!

Ban đầu, có một implant…

… đó là Brånemark và đó là implant theo “Bone Concept”, theo nghĩa là nó được đặt vào trong xương trên toàn bộ chiều dài của nó, ý định là đặt implant ngang với xương, nếu không muốn nói là có thể âm xương. Có một lý do đơn giản cho điều này trong mô hình ban đầu của Brånemark: implant cần được nuôi dưỡng bởi các mạch máu trong xương, ẩn dưới một lớp mô mềm phía trên. Điều này có thể hiểu được, vì trong những năm tiên phong của Nha khoa cấy ghép, Brånemark đã hướng tới mục tiêu cách ly implant khỏi môi trường miệng càng nhiều càng tốt và đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối cho phẫu thuật.

…sau đó một implant khác đến ..!

…và cái này trông rất khác. Đó là implant được thiết kế bởi Andre Schroeder ở Thụy Sĩ và ra đời sau Brånemark vài năm. Điều rất khác biệt ở bộ phận cấy ghép này là phần cổ phía trên implant có hình tulip, tuy nhiên, phần cổ này được thiết kế để “lòi ra” khỏi xương và tạo khoảng trống cho mô mềm gắn vào.
Không giống như Brånemark, Schroeder đang đề xuất quá trình chữa lành thông qua niêm mạc, nghĩa là cho phép implant lành lại qua các mô mềm, đồng thời có thể nhìn thấy trong miệng ngay từ đầu và tiếp xúc với vi khuẩn đường miệng. Do đó, cổ xuyên niêm mạc sẽ giúp ổn định và thích ứng của các mô mềm xung quanh implant. Ngày nay, chữa lành vết thương qua niêm mạc là một quy trình tiêu chuẩn, nhưng vào thời điểm đó, đây là một bước đi rất táo bạo, thực sự phải mất nhiều năm mới được nhiều người đã dùng Brånemark chấp nhận. Trên thực tế, nghĩ về sự thiếu chính xác của các thành phần và kết nối phục hình cấy ghép trong thời kỳ đầu của Brånemark, việc chữa lành vết thương xuyên niêm mạc sẽ chỉ có thể thực hiện được với implant một khối. Từ thời điểm đó, hai mô hình khác nhau trong Nha khoa cấy ghép đã xuất hiện, cả hai đều có người hâm mộ, cũng như những chỉ trích. Mô hình của Brånemark đã biến thành danh mục đầu tư của Nobel Biopharma và sau đó là Nobel Biocare, trong khi Schroeder’s khai sinh ra ITI và implant Straumann. Câu hỏi về Bone Level hoặc Tissue Level hồi đó chủ yếu được trả lời tùy thuộc vào việc một người theo trường phái nào trong hai trường phái và trong nhiều thập kỷ, có rất ít sự chồng chéo giữa hai mô hình.

Straumann đã mất vài thập kỷ để thừa nhận rằng cấy ghép Bone Level có thể có những ưu điểm, trong khi Nobel Biocare thậm chí còn mất nhiều thời gian hơn để cho phép chuyển đổi cấy ghép của họ thành Tissue Level với abutment On1, thừa nhận một cách hiệu quả rằng Tissue Level cũng có thể có những lợi ích.

Bone level hay Tissue level

Bone Level hay Tissue Level?
Implant Bone Level có xử lý bề mặt trên cả chiều dài implant. Điều này đảm bảo rằng xương có thể tích hợp chắc chắn vào cả implant. Vì lý do này, implant Bone Level chủ yếu  là imlant cắm kết thúc ở ngang – hoặc dưới xương. Vì vậy, nếu nhìn vào một implant Bone Level được đưa vào từ bên cạnh, bạn sẽ không nhìn thấy gì vì nó được cắm hoàn toàn vào xương.u được sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ. Nói cách khác: cho răng ở khu vực phía trước. Vì implant được bao phủ hoàn toàn bởi xương nên không có nguy cơ lộ viền kim loại của implant khi bạn cười.

Bone Level cũng được sử dụng trong những trường hợp phức tạp hơn hoặc khi muốn lành thương kín (“cắm implant 2 thì”).

Trái ngược với implant Bone Level, implant Tissue Level có phần cổ phía trên không được xử lý nhám mà được làm láng, nhô lên trên và ngang với nướu. Implant Tissue Level là implant đặt kết thúc ở ngang nướu, nếu bạn nhìn nó từ bên cạnh, có thể thấy phần nhô lên.

Implant Tissue level chủ yếu được sử dụng ở vùng răng sau và thường làm phẫu thuật cấy ghép 1 thì.

Ưu điểm lớn nhất của Bone Level rõ ràng là tính thẩm mỹ. Chúng đặc biệt phù hợp với vùng răng cửa và răng hàm phía trước. Vì implant nằm hoàn toàn trong xương nên không thể nhìn thấy phần kim loại lộ ra.
Đặc biệt nếu bạn có nướu mỏng và/hoặc đường cười cao, thì loại implant này rất có lợi vì nó không gây ra bất kỳ hạn chế nào về mặt thẩm mỹ. Ngoài ra, mão răng implant có thể được điều chỉnh riêng lẻ bằng cách sử dụng các abutment khác nhau, mang lại kết quả thẩm mỹ chất lượng cao hơn.
Bone Level cũng rất phù hợp trong những trường hợp phức tạp, chẳng hạn như khi cần phải ghép xương. Thực tế là implant nằm sâu trong xương cũng làm cho việc khâu nướu trở nên dễ dàng và an toàn hơn – vì vậy nếu muốn lành thương kín vì nhiều lý do y tế, thì implant Bone Level là phương pháp được lựa chọn.

Trái ngược với implant Bone Level, Tissue Level có thể bất lợi về mặt thẩm mỹ. Vì kim loại nhô ra trên xương nên đôi khi có thể xảy ra trường hợp mép kim loại này lộ ra nướu hoặc thậm chí có thể nhìn thấy một phần của nó. Điều này đặc biệt xảy ra khi nướu hoặc xương bị tiêu. Do đó, implant Tissue Level chủ yếu được sử dụng ở vùng răng trong, không cần thẩm mỹ.
Nhưng tại sao lại sử dụng implant Tissue Level? Là vì vi khuẩn khó khu trú trên phần cổ láng. Chỉ khi implant bị lộ ra, đó sẽ lúc có vi khuẩn xâm nhập.
Với cấy ghép Bone Level, độ khít sát của kết nối implant – abutment là một yếu tố rủi ro. Phần cổ láng dễ dàng làm sạch hơn nhiều và hoạt động như một rào cản chống lại vi khuẩn. Phần này được đưa lên trên khỏi xương, do đó khả năng viêm nhiễm nếu có sẽ cách xa xương hơn.
Vì lý do này, implant Tissue Level ít có nguy cơ viêm quanh implant (viêm implant) và tiêu xương. Những implant này đặc biệt thích hợp ở vùng răng trong và khi dự định cấy ghép 1 thì.

Như có thể thấy, về nguyên tắc, cả hai thiết kế implant đều có thể được sử dụng phổ biến. Cấy ghép Bone Level có những ưu điểm đặc biệt ở vùng răng cửa thẩm mỹ và trong những ca cấy ghép 2 thì phức tạp. Cấy ghép Tissue Level có lợi thế trong lĩnh vực phục hình lại và ở vùng răng sau hoặc khi bệnh nhân rất dễ bị viêm quanh implant. Bone Level hoặc Tissue Level – cả hai đều có thể cấy ghép xuất sắc dưới bàn tay của bác sĩ cấy ghép có kinh nghiệm.

 

Nguồn: 

https://mattheos.net/bone-level-or-tissue-level/

https://www.dentaprime.com/zahnblog/allgemein/bone-level-oder-tissue-level


Chia sẻ: